Nếu bạn là một người thực hành tôn giáo hay tâm linh thì bạn cần phải thận trọng khi CHỌN LỰA BẠN ĐỜI bởi khi năng lực trong các phương cách THỰC HÀNH TÂM LINH của bạn yếu kém và thiếu sót thì bạn sẽ rất dễ sa ngã theo đời sống thế gian — tôi đã nhận được tâm sự của nhiều trường hợp những người chồng người vợ thời còn độc thân tuy rất “mộ đạo” nhưng chưa “ngộ đạo” đã tuỳ thuận những hành động bất thiện (không tốt) của người phối ngẫu khi bước vào đời sống hôn nhân gia đình. Lý tưởng về đời sống tâm linh lúc này tan vỡ, và thực tại là cả hai dần đang ở trong bóng đêm và ngày càng đi sâu hơn. Nếu không gặp được minh sự thiện hữa hay một sự kiện rung động tâm thức nào đó thì rất khó để họ thoát khỏi bóng đêm.
Tôi nghĩ rằng, trước khi yêu hay kết hôn phải biết yêu là thế nào? Tình yêu này dẫn đến điều gì? Phải thực tập để bản thân BIẾT SỐNG MỘT MÌNH và BIẾT CHÍNH MÌNH trước khi chấp nhận sống cùng người khác. Nếu chưa đạt được những kinh nghiệm này thì tốt nhất đừng vội kết hôn.
Trong tương lai rất xa, hy vọng xã hội loài người khi đó sẽ có luật bắt tất cả mọi người trước khi được kết hôn phải trải qua một thời gian sống MỘT MÌNH tối thiểu 2-4 năm, nếu là đàn ông thì tối thiểu 3-6 năm — hoặc ngay bây giờ bạn có tự mình làm điều này. Đơn giản vì người ta chỉ có đủ không gian và thời gian để hiểu chính mình khi sống một mình. Và chỉ khi người ta hiểu chính mình rồi, thì người ta mới tương đối sẵn sàng cho một mối quan hệ lâu dài.
Đỉnh cao của cái ngu có lẽ là mình khổ nhưng lại không biết mình khổ. Và một người khổ nhưng lại không biết mình khổ sớm muộn cũng làm người xung quanh khổ theo (và cũng không biết điều đó nốt).
Nếu bạn không hạnh phúc, thì bạn sẽ không bao giờ làm người khác hạnh phúc được. Khi bạn ở trong một mối quan hệ trong trạng thái CHƯA hạnh phúc, thì sớm hay muộn, dù muốn hay không, dù ý thức hay không, bạn cũng làm khổ đối phương và cả mối quan hệ.
Đơn giản vì, khi bạn KHÔNG HẠNH PHÚC, đồng nghĩa bạn tự làm khổ mình (dù ý thức hay không + dù muốn hay không).
Mà nếu đến chính bản thân mình mà mình còn làm khổ, thì làm sao mình làm ai khác hạnh phúc được? Đó là logic. Một logic giản đơn và không có gì quá cao siêu để hiểu.
Vậy thế nào là một người KHÔNG HẠNH PHÚC?
Đơn giản đó là người KHÔNG HIỂU MÌNH LÀ AI. Họ chưa bao giờ soi chiếu bản thân để tự trò chuyện với chính mình. Họ mất khả năng nhìn vào bản thân một cách khách quan. Họ không ý thức được bản thân họ có gì và không có gì, mạnh gì và yếu gì, thiếu gì và cần gì. Cuộc đời họ bị “thả trôi” trong trạng thái bị động, trong chế độ "Lái Tự Động". Họ không “sống” mà chỉ “trôi.” Vân vân.
Phật giáo gọi sự KHÔNG HẠNH PHÚC (do thiếu nhận thức) này bằng một khái niệm đơn giản không kém:
“VÔ MINH” = NGU.
“Tìm không được bạn đường,
Hơn mình hay bằng mình,
Thà quyết sống một mình,
Không bè bạn kẻ ngu.” --- Dhp 61.
“Anh em đừng mang chung một
ách với những kẻ không tin.
Thật thế, làm sao sự công chính
lại liên kết được với sự bất chính?
Làm sao ánh sáng lại dung hoà
được với bóng tối?” --- 2 Cr 16,14.