Sống lâu có quan trọng không?


Sống lâu có quan trọng không?

Trong chúng ta ai cũng đều mong muốn cho mình những điều tốt đẹp nhất như xinh đẹp, giàu sang, quyền lực, sức mạnh, thông minh, và sống lâu. Theo Phật giáo thì mỗi người có một hoàn cảnh riêng có ưu có liệt là do nghiệp báu nhân quả chứ không phải do định mệnh, thượng đế hay thần linh định đoạt.
Trong những ước muốn trên thì ước muốn được sống lâu là mạnh mẽ nhất, ai cũng sợ hãi cái chết không muốn chấm dứt sự sống của bản thân. 

Có câu: "Cái chết không đáng sợ bằng cái sợ chết".

Hãy xem lời dạy của Đức Phật
110. "Dầu sống một trăm năm
Ác giới, không thiền định,
Không bằng sống một ngày,
Trì giới, tu thiền định.

Qua câu Phật ngôn trên chúng ta thấy rằng việc sống lâu mà không có hành thiện pháp không bằng sống một ngày mà có hành thiện pháp.
Chúng ta sống lâu mà chúng ta làm đủ đều ác thì sự sống ấy càng kéo dài thì chúng ta càng tạo nhiều ác nghiệp.
Nhưng dù sống một ngày mà chúng ta có giữ gìn giới luật; không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói sai sự thật, không dùng chất kích thích hay gây nghiện và biết hành thiền tuệ quán thì vẫn tốt hơn rất nhiều so với việc chúng ta sống một trăm năm nhưng chúng ta không giữ gìn giới luật.
Hãy nhớ rằng, ai giữ được năm giới mới xứng đáng được gọi là Người và kiếp sau được quay trở lại làm thân Người và hưởng phước báo cõi Người.
Ai không giữ được năm giới, tức là phạm vào năm giới; kiếp sau sẽ không được trở lại thân Người hoặc nếu có được thân Người thì sẽ bị rơi vào cảnh khổ như: bệnh, tật, đói, nghèo, cô đơn, ngu si, chết yểu, tuổi thọ ngắn và gặp đủ mọi nghịch cảnh; hoặc sẽ bị đọa vào các cõi khổ, như địa ngục, ngã quỷ, a tu la, súc sanh. (Thành tố tâm thức hay các cõi).
Vì thế, hãy giữ gìn giới luật.
Đừng thọ giới theo hình thức.
Nghe Pāḷi không hiểu thì tìm kinh Khmer hay Nikaya Pali dịch Việt mà đọc.
Lý và sự phải viên dung.
Có pháp học thì phải có pháp hành, khi có pháp hành thì chắc chắn sẽ có pháp thành.
111. “Ai sống một trăm năm,
Ác tuệ, không thiền định.
Không bằng sống một ngày,
Có tuệ, tu thiền định.
 Cũng tương tự như giới.
Ác tuệ là tà kiến hay cái nhìn sai lầm; không tin vào nhân duyên quả; không biết đến Tứ diệu đế hay Bát chánh đạo; sống không giữ giới; luôn phạm giới và xem thường giới; không tin vào Tam bảo.
Thiền được chấp nhận trong BuddhaSasana gồm hai đó là, Thiền định Samatha và Thiền Tuệ Vipassanā. Nói về pháp cứu cánh thì Thiền Tuệ chính là Thiền Tứ niệm xứ hay Vipassanā (Minh sát tuệ) đến với Đạo Phật dù là Phật tử tại gia hay Sư trong chùa nếu không có thực hành Thiền Tuệ thì cho dù có trình độ kiến thức như thế nào đi nữa thì chẳng có lợi ích gì (nhất hướng) đối với con đường giác ngộ giải thoát.

112 “Ai sống một trăm năm,
Lười nhác không tinh tấn,
Không bằng sống một ngày
Tinh tấn tận sức mình.”
113. “Ai sống một trăm năm,
Không thấy pháp sinh diệt,
Không bằng sống một ngày,
Thấy được pháp sinh diệt.”

Aniccà vata sankhàrà.
Các pháp hữu vi điều có tánh sanh diệt, không chắc chắn, không bền vững và hoàn toàn không phải của ta.
Chỉ có thực hành Thiền Tuệ Vipassanā thì mới thấy được các pháp sanh diệt như nó đang là.
Tất cả chỉ là danh và sắc.
114. “Ai sống một trăm năm,
Không thấy câu bất tử,
Không bằng sống một ngày,
Thấy được câu bất tử.”
👉Bất tử là gì?
Có phải Tây phương cực lạc hay Thiên đàn của Thượng đế. KHÔNG PHẢI, đó chỉ là ảo tưởng.
Phóng dật như chết rồi.
Đức Phật và các bậc Arahan chính là những người đã Thấy được cái bất tử. Đó chính là vô thường, vô ngã và khổ.
115. “Ai sống một trăm năm,
Không thấy pháp tối thượng,
Không bằng sống một ngày,
Thấy được pháp tối thượng.”
👉 Pháp cao thượng có phải là ăn chay, niệm Phật, lạy Phật, trì chú, bái sám, tụng kinh không? KHÔNG PHẢI.
Pháp cao thượng có phải là bằng Tiến sĩ Phật học, chức vụ lớn trong chùa hay giáo hội không? KHÔNG PHẢI.
Vậy pháp cao thượng là gì?
Theo bản thân tôi đó là Sự thực tập Thiền Tuệ Vipassanā để tuệ tri ra Tam tướng Dukkha, Aniccā và Anattā, thực hành trọn vẹn Tứ diệu đế; sống đúng Bát chánh đạo.
Hướng đến Đạo lộ Bốn thánh đạo - Bốn thánh quả và Niết.
Lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Siddhārtha Gotama) trong Dhammapada Sutta / Khuddaka Nikaya - Sutta Pitaka theo gốc nhìn hiện tại. (Aniccā, Anattā)

☸ Chuyện thực sự muốn hay không muốn, chưa chắc sẽ xảy ra theo ý mình. Cho nên dù muốn dù không cũng không còn quan trọng nữa. Nếu hiện tại gặp phải vấn đề gì, bản thân có thể làm được thì sẽ làm, thích hay không thích, muốn hay không muốn cũng không quan trọng nữa. Vì những cái thực sự muốn cũng giống cái mình không muốn, đều phải dựa theo nhân quả nghiệp báo của bản thân mà thành. Tác ý không đủ hoặc các điều kiện chưa hội tụ đủ thì thích hay không, muốn hay không cũng không thành tựu.

Chia sẻ:

Thạch Thuận Hòa


Tự biết mình là một sự khám phá thú vị hơn bất kỳ kiếm tìm nào khác. Không hiểu biết chính mình thì dù kiến thức có rộng đến đâu cũng vô ích thôi, huống chi bỏ phí thời gian đuổi theo những vọng tưởng để rồi tuyệt vọng.